Khai thác nghệ thuật đỉnh cao trong nhiếp ảnh đen trắng B&W

Đi sâu tìm hiểu về chụp ảnh đen trắng bạn sẽ thấy đây là một môn nghệ thuật đỉnh cao khiến người xem bị mê hoặc bởi chính hai tông màu giới hạn nhưng lại có thể truyền tải nhiều cảm xúc, thúc đẩy tính sáng tạo mạnh trong sử dụng ánh sáng và bố cục của người chụp. Để có được bộ ảnh BW đẹp nghe có vẻ đơn giản nhưng lại không hề giản đơn!

 

Phần I: Các thể loại ảnh BW


1. Ảnh phong cảnh

Ảnh đen trắng trong thể loại chụp phong cảnh thu hút chú ý đến các hình dạng, thành phần cấu tạo, cảnh quan và chất lượng ánh sáng.

 

 
 Một sớm DaSar, Lâm Đồng 

2. Ảnh Chân dung

Với ảnh BW chúng ta tập trung mạnh vào ánh mắt và khuôn mặt cũng như chất liệu da và ven ánh sáng để lột tả được cảm xúc nhân vật một cách sâu sắc nhất.

 
 Look 
 
 

 

3. Ảnh kiến trúc

Thể hiện các cấu trúc, độ tương phản ánh sáng từ các góc kết cấu và hiệu ứng từ bầu trời mây.

 

 
 Lau kính trên cao (Image credit: Tuấn Nguyễn)
 

4. Ảnh đời thường và đường phố

 

 

 

 

5. Ảnh Hoa và tĩnh vật

Đôi khi chúng ta cũng nên thử loại bỏ màu sắc và nghịch Photoshop để có những bức ảnh theo ý thích có khi bạn lại tạo ra được những bức ảnh lạ mắt và mang phong cách độc lạ hơn đấy!

 

 
 Lotus 

6. Ảnh ý tưởng

 
Khát vọng tự do 

7. Ảnh trừu tượng

 

 
Đêm đông 

8. Ảnh Nude và ảnh múa nghệ thuật

 

 
Ảnh: Brennan Finighan 

9. Ảnh flycam

 
Với công nghệ mới của máy bay không người lái, chúng ta có thêm rất nhiều sáng tác độc đáo theo góc nhìn của loài chim, khai thác tầm nhìn từ trên cao cho ảnh đổ bóng, các layer, texture rất đẹp, rất phù hợp cho ảnh BW.
 
 
Gánh muối 
 

PHẦN II: Vì sao, khi nào chúng ta chụp ảnh BW và khi nào cần chuyển ảnh màu qua BW


Lời khuyên từ David DuChemin: “Nếu màu sắc không thêm được bất kỳ điều gì cho bức ảnh, bạn nên chuyển nó sang ảnh đen trắng. Tôi không chắc chắn nó luôn đúng, nhưng nó cũng là một cách để suy luận trong một số trường hợp. Đây là một biện pháp hữu hiệu khi màu sắc không quá quan trọng với một bức ảnh. Không chỉ giúp bạn rèn luyện kỹ năng xử lý hình ảnh, việc chuyển đổi ảnh màu thành đen trắng còn giúp bạn có một hiểu biết sâu hơn về tác động của màu sắc. Nó sẽ không luôn luôn tạo ra một bức ảnh xuất sắc, nhưng quá trình này giúp bạn trở thành một nhiếp ảnh gia giỏi hơn.”

Với một bức ảnh màu chúng ta có thể cảm nhận được sự sống động, tái hiện chân thật cảnh quan buộc chúng ta dừng lại và xem kỹ. Còn ảnh BW giúp người xem tập trung vào trạng thái cảm xúc của chủ đề. Nó giúp ta giao tiếp tốt hơn bằng cảm xúc.


Lý do lựa chọn ảnh BW 

1. Khi màu sắc quá nhiều, không làm nổi bật nội dung và chủ thể bức ảnh

 

 
Ảnh BW giúp nổi bật hai nhân vật trong khung hình và tạo chiều sâu hơn
 
 

2. Khi chủ thể là màu tone lạnh, các yếu tố phụ hay nên là tone nóng

 
 
Vĩa hè tone màu nóng dù ảnh khá ổn nhưng vẫn làm mất cảm xúc và sự tập trung vào nội dung, chủ thể ảnh 

3. Khi ảnh có các Line, Texture, Curves, Patterns hay Shape cần nhấn mạnh

 

 

Làm nổi bật đường line và các patterns nia phơi bột
 

4. Ảnh high-key và low-key

 
 
Tịnh tâm 

5. Ảnh cần độ tương phản cao, cấu trúc mạnh

 
Tương phản cao làm nổi bật lớp sương mặt hồ. Ảnh cho cảm xúc mạnh và dữ dội hơn
 

6. Ảnh chụp bị lỗi như cháy sáng, out nét, ám màu, ...

 

 
Ảnh có chênh sáng cao, ám màu hơi nét nhẹ, chuyển qua BW vẫn có ảnh khá tốt
 
 

Phần 3: Bố cục trong ảnh BW


Ảnh trắng đen tạo ra một bức tranh đơn sắc, giúp bạn tập trung vào kết cấu, bố cục và hình dáng của chủ thể. Vì ko có màu sắc để thu hút sự chú ý người xem nên ảnh BW rất quan trọng về Bố cục để tạo ra sự sáng tạo, chiều sâu và phần hồn của tác phẩm. Chúng ta có 15 bố cục cơ bản sau để làm bức ảnh BW thêm nổi bật.
 

3.1 Tỷ lệ 1/3

 
 “Quy tắc phần ba” là các nguyên tắc cơ bản của sáng tác, thường được dùng hoặc kết hợp với các bố cục khác
 

3.2. Tỷ lệ vàng

 

  

3.3. Bố cục bằng các line thẳng và chéo

 

3.4: Bố cục sử dụng đường cong - Curve

 >> 20 kỹ thuật bố cục kinh điển từ nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp

  

3.5: Bố cục điểm tụ

 >> 4 lỗi về bố cục ảnh thường gặp và cách khắc phục

 

 

 

3.6: Bố cục tam giác: thường sử dụng 3-4 tam giác tạo góc mạnh cho chủ thể

 

3.7: Bố cục đối xứng

 

Trong nguyên tắc bố cục đối xứng, hình ảnh được chia đều một cách cân đối, dọc hoặc ngang, ở giữa. Có nhiều đồ vật xung quanh chúng ta tạo thành những đối tượng chính cho bố cục đối xứng. Bạn có thể hay gặp những bức ảnh đối xứng trong phong cảnh thực tế như các ảnh chụp phía đối diện của một hồ nước phản chiếu trên mặt nước hoặc những tác phẩm chụp các công trình kiến trúc đối xứng hoặc con đường nằm ở giữa.

Tuy nhiên, vì bố cục này thường tạo ra cảnh có các hoa văn tương tự cả ở trên lẫn dưới, hoặc trái và phải nên cần phải thận trọng để tránh bức ảnh trở nên tầm thường, không có gì nổi trội.

 

3.8: Bố cục trung tâm

Bố cục này thường được dùng nhiều trong ảnh chân dung để biểu đạt tốt nội tâm và cảm xúc của nhân vật mạnh nhất. 

 

 
Ảnh: Nguyễn Tấn Tuấn 

3.9: Bố cục các lớp “layer” 

 

 

3.10: Bố cục lớn - nhỏ

 

3.11: Bố cục line chính cắt qua các lớp line phụ

 

3.12: Tương phản sáng tối mạnh

 
Màn sương sáng làm nổi bật ông lái đò và những cây khô trên hồ  
 

3.13: Bố cục chủ thể Alone - cô đơn

 

 

3.14: Bố cục dùng bóng đổ

 

 
Ảnh: Antonio Grambone
 

3.15: Bố cục tự sáng tạo theo ý bạn thích hay phá vỡ bố cục

 

Bài và Ảnh: NAG Tuấn Nguyễn

Website :: Facebook 

--------------------------------------------------------------------------

[Video] Tham khảo hướng dẫn cho người mới bắt đầu


Related Articles