Việt Nam sẵn sàng làm chủ công nghệ sản xuất máy bay không người lái

Một nhóm kỹ sư người Việt đã nghiên cứu, chế tạo thành công máy bay không người lái có nhiều tính năng, ứng dụng hiện đại giúp Việt Nam ngày càng tiến gần tới mục tiêu làm chủ công nghệ sản xuất drone. 

 

Sản phẩm có tên gọi là HERA có thể mang tải trọng lớn - lên tới 15kg nhưng vẫn có thể gấp gọn trong balô (Ảnh chụp màn hình: Xe tinh tế) 

"Hiện tại, chúng tôi cũng đang làm việc và chuẩn bị tiến tới ký hợp đồng để xuất khẩu Hera vào Israel. Khi hợp đồng này thành công, nó sẽ là một cột mốc rất lớn của ngành drone Việt Nam vì Israel là một nước đi đầu về công nghệ đặc biệt là drone. Hợp đồng đang ở giai đoạn hoàn tất", tiến sĩ Lương Việt Quốc chia sẻ pv báo Thanh niên.

 

Ảnh chụp màn hình: Xe tinh tế 

Ví dụ thực tế, máy bay không người lái HERA có thể bỏ vào trong ba lô đeo trên vai rất tiện lợi, nhưng lại có thể nâng được vật nặng tới 15 kg. Hơn nữa, chiếc drone này còn có thể mang được 4 tải cùng lúc, với mỗi tải có tầm quan sát 360 độ, đảm bảo sự minh bạch và an ninh dữ liệu.

Đặc biệt hơn, sản phẩm này đã được đối tác Mỹ (một thị trường rất "khó tính") chấp nhận. Tháng 9/2022, RtR xuất khẩu 3 chiếc HERA sang thị trường Mỹ, nơi công nghệ cạnh tranh gay gắt nhất và phải đáp ứng những tiêu chuẩn an toàn khắt khe nhất.

“Giá của HERA dù khi ra mắt cao hơn 20 - 30% so với thị trường, nhưng lại sở hữu ưu điểm nhỏ gọn cùng khả năng mang tải độc đáo. Vì thế, khách hàng ở Mỹ sẵn sàng trả giá cao hơn để có được sự ưu việt này”, CEO Lương Việt Quốc chia sẻ.

Không chỉ với HERA, mà tất cả những sản phẩm khác của RtR đều được tập trung phát triển để có thêm những tính năng hữu ích cụ thể, phục vụ từng nhu cầu đặc thù cho thị trường Việt Nam nói riêng và xa hơn là cả thị trường thế giới.

 

Ảnh chụp màn hình: Video Xe tinh tế

Theo Baogialai, Hera là drone duy nhất trên thế giới có kích thước nhỏ gọn, vừa vặn trong ba lô cá nhân nhưng lại có thể nâng được 15 kg và cũng đủ không gian mang cùng lúc 4 tải (thiết bị), đã được kết hợp với phần mềm Protrack của Israel có khả năng tự động dò tìm và định vị chính xác khói, đám cháy, người bị nạn…

Ngoài ra, sản phẩm có hệ thống giá treo đa năng có thể sử dụng để thả túi đựng đồ cấp cứu tại những khu vực xa xôi hẻo lánh hoặc địa bàn bị cô lập mà các phương tiện giao thông khó có thể tiếp cận. Hơn nữa, trong các trường hợp khẩn cấp cần cứu hộ, cứu nạn trên địa hình sông nước, núi cao chiêc máy bay này cũng có thể mang theo 4 áo phao cứu sinh, vật dụng cần thiết để thả chuẩn xác xuống vị trí người gặp nạn.

Nói về mục tiêu tương lai, TS Lương Việt Quốc hy vọng Việt Nam sẽ biến thành nơi sản xuất drone hàng đầu thế giới. Và Realtime Robotics sẽ trở thành công cụ chế tạo drone chuyên dụng sáng tạo, đáng tin cậy và hướng đến con người rõ ràng nhất trên thị trường.

 

Doanh nhân Lương Việt Quốc bên chiếc HERA (Ảnh: báo Đầu Tư)

Tiến sĩ Lương Việt Quốc, người đã bán thành công drone HERA cho Bộ quốc phòng Mỹ, một tấm gương vượt khó tuyệt vời. Ông cũng chính là người sáng lập Công ty Realtime Robotics - từ một đứa trẻ nhặt rác trở thành học giả Fulbright. Là người đầu tiên có thể xuất khẩu máy bay không người lái (drone) sang Mỹ.

Kể về tTuổi thơ của ông Quốc gắn liền với kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghề cơ cực thường phải nhặt rác đến 1 - 2 giờ sáng mong kiếm thêm thu nhập. Cho đến năm 13 tuổi, ban ngày em phải đi bán chanh, ớt tại chợ Cầu Muối để kiếm sống. Đến năm 15 tuổi, cậu bé có nghị lực kiên cường lại phải làm thêm nghề vớt giun chỉ bán.

Như những đứa trẻ trong xóm nghèo Gò Mã, Quốc có thể xem như tốt hơn một chút là không bị bỏ rơi, việc học cũng không đứt gánh giữa đường như những đứa trẻ cùng xóm.

Hồi ấy, động lực duy nhất khiến tôi không bỏ học xuất phát từ bà nội, chứ chẳng phải giấc mơ xa xôi nào. Bà luôn dặn đi dặn lại rằng, chỉ có học mới thay đổi được cuộc đời, CEO Lương Việt Quốc chia sẻ.

Lương Việt Quốc và 8 học bổng đào tạo tiến sĩ tại Mỹ

Một tuổi thơ lam lũ với công việc bới rác trên dòng kênh và sống không phương hướng, nhưng cậu bé đã biết tự nhìn ra và lần theo ánh sáng của con đường học vấn. Một người luôn cảm ơn sự kỳ diệu của giáo dục vì không chỉ mang cho mình cơ hội mà còn cho cả một ý chí sống không khuất phục. Anh đã tốt nghiệp hai trường đại học, đạt 660 điểm TOEFL (điểm tối đa của cuộc thi là 677); trở thành quản đốc Dự án tăng cường nhân lực xóa nghèo tại Trà Vinh của Liên Hiệp Quốc.

Để có được thành quả như ngày nay, HERA phải mất 8 năm nghiên cứu với rất nhiều lần thất bại & vô số phiên bản thử nghiệm. Sản phẩm ra mắt với nhiều ưu điểm vượt trội như có thể gấp gọn trong một chiếc ba lô và chỉ mất 3 phút triển khai để sẵn sàng cất cánh. Thậm chí, nó có thể kéo theo tải trọng lớn nhưng khung thân máy bay lại rất nhẹ bởi được thiết kế hoàn toàn bằng carbon. Theo các kỹ sư của công ty, việc hoàn toàn tự chủ về cả phần cứng và phần mềm điều khiển là điểm then chốt của những sản phẩm phục vụ mục đích quân sự.

Điều khiến ông tin là sẽ làm ra được một con drone tốt vượt trội so với thế giới? 

Tôi tin vào tài năng chất xám của người Việt và khả năng cạnh tranh của VN với thế giới. Toàn bộ đội ngũ kỹ sư ở đây đều là người Việt, được đào tạo trong nước và chúng tôi cùng nhau tạo ra con drone tốt vượt trội so với thế giới. Rõ ràng nếu tập trung cao độ, người Việt mình sẽ không thua kém bất cứ dân tộc nào dù đó là lĩnh vực công nghệ mới. Về năng lực cạnh tranh, tôi muốn nhấn mạnh khía cạnh chi phí. Nếu mình thành lập start up này ở Mỹ thì số tiền mà mình phải tiêu để làm được những cái mà mình cần làm ít nhất phải tốn gấp 15 - 20 lần.

Ở góc độ cá nhân, tôi rất thích câu nói “thậm chí đã rất tốt rồi vẫn có thể tốt hơn được nữa”. Khi bạn làm ra được thứ gì đó tốt hơn cái tốt nhất thì nó mới có giá trị và cạnh tranh được với thế giới. Tôi có thể tự tin như vậy vì mình đã "thực chiến" với nhiều con drone, tích lũy một lượng kiến thức rất dày cũng như trải qua một tuổi thơ khổ cực để tin rằng bất cứ khó khăn nào cũng có thể vượt qua..., TS Lương Việt Quốc chia sẻ trên Thanh Niên.

 

 

Tháng 9/2023, công ty Hera cũng đã hoàn thành tốt đẹp chuyến bay thực chứng trong thử nghiệm cứu hộ cứu nạn trên không ở Bavaria, Đức. Ngay sau đó, nó đã giành được sự yêu thích của đa số các đại diện các công ty công nghệ và giới chuyên gia nghiên cứu, ứng dụng và kinh doanh trong ngành. 

Hiện đã có khoảng 4 triệu USD vốn đầu tư được rót vào RtR. Để đạt được kết quả như RtR hiện tại ở thị trường Mỹ cần huy động vốn gấp 10 đến 20 lần. Nhưng từ một dự án tưởng như không thể, nhưng với sự nỗ lực thần kỳ, RtR đã phát triển đội ngũ lên tới 50 kỹ sư toàn người Việt, có thể chịu trách nhiệm tất cả các khâu để sản xuất nên những sản phẩm hoàn thiện. Cùng với đội ngũ đầy nhiệt huyết, RtR còn hướng tới sản xuất toàn bộ cả phần mềm cũng như các bộ phận liên quan đến drone.

 

Related Articles