Huawei P30 Pro có thể chụp dải ngân hà (và thậm chí cả thiên thạch)

Kết quả thử sức đầy ấn tượng về khả năng chụp ban đêm, đặc biệt là bầu trời sao của smartphone đứng đầu bảng xếp hạng DxOmark, Huawei P30 Pro, của Justin Ng - một nhiếp ảnh gia có tiếng, đang sống tại Singapore và từng dành nhiều giải thưởng quốc tế uy tín. Dưới đây là bài viết anh chia sẻ.

Chiếc smartphone Huawei P30 Pro mà tôi đặt hàng đã được giao đến tay vào lúc 4:30 chiều ngày 6 tháng 4 và tôi đã có ngay ý tưởng chụp bầu trời đêm ở Mersing, bởi điều đó sẽ rất tuyệt vời để thử sức mạnh của 'con thú' trong ánh sáng yếu này. Tôi đã đọc rất nhiều đánh giá tốt về P30 Pro, nhưng vẫn còn hoài nghi, vì vậy muốn tự mình thử nghiệm. Tôi đặt một phòng khách sạn tại khu nghỉ mát thường xuyên hay lui tới trong cùng một ngày và mất 3 tiếng lái xe ra đó.

Đến nơi vào lúc nửa đêm và kiên nhẫn chờ đợi trong 2,5 giờ trước khi rút chiếc P30 Pro của mình ra, tôi chụp một bức ảnh ghi hình lại cảnh khu nghỉ mát tôi ở trọ. Nhìn lên trời! Thật may là đêm đó trời trong và ta có thể nhìn thấy dải ngân hà!


Chụp nhanh dải ngân hà phía trên khu nghỉ dưỡng của tôi, được chụp bằng Huawei P30 Pro


Thành thật mà nói, tôi đã không mong đợi mọi việc sẽ dễ dàng như vậy! Tất cả những gì tôi làm là bấm cầm tay ở chế độ Photo mode (Master AI được bật tự động) và việc còn lại là để P30 Pro thực hiện 'phép thuật' của nó.

Nhiều người bạn đã hỏi tôi đã làm gì với các bức ảnh, và một số thậm chí còn nghĩ là tôi đã chỉnh sửa để làm sáng chúng, nhưng không! Tôi không làm gì cả. Không có gì đâu. Dưới đây là các hình ảnh sau những nỗ lực của tôi, file gốc và chụp cầm tay.

 

 

Một cảnh chụp nhanh khi bắt đầu đến khu nghỉ mát.

 

Tôi đã phải dừng buổi chụp sau khoảng 32 phút vì nhìn thấy có một chiếc ô tô quay vào. 

 


Tôi cũng quyết định thử chụp Star Trail, và khá hài lòng với kết quả này: 

 

Thực hiện kỹ thuật Star Trails với Huawei P30 Pro

 

Star Trails trên núi Bromo với Huawei P30 Pro


Thử chụp dải Ngân Hà ở chế độ Night (ban đêm) nhưng chất lượng hình ảnh không tốt như ở chế độ Photo.


Milky Way and Star Trails with Huawei P30 Pro (Video: Justin Ng)


Khi đã tự mình kiểm chứng rằng Milky Way có thể được chụp bằng Huawei P30 Pro ở Mersing, Malaysia, tôi đã thuyết phục bản thân rằng sẽ thử mang nó đi cùng trong chuyến đi chụp ảnh kỷ yếu đến Mount Bromo từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 5.

Rồi tôi quyết định thử xem liệu có thể chụp các thiên thạch và Milky Way chất lượng gần bằng DSLR hay không để có thể thay thế đầy túi máy ảnh của mình bằng đồ ăn nhẹ.

Dù chụp được nhiều ảnh thiên thạch Eta Aquarid bằng chiếc máy ảnh DSLR đã gắn bó với mình ở Bromo trong suốt 8 năm qua nhưng tôi chưa thực hiện bất kỳ điều gì tương tự với điện thoại thông minh, vì vậy đây sẽ là lần đầu tiên thử sức.

Trong khi bạn bè đang bận cài đặt máy ảnh DSLR của họ, tôi thì chỉ đơn giản lắp chiếc P30 Pro trên giá ba chân mà không mất mấy thời gian. Tôi không biết khi nào và ở đâu các thiên thạch Eta Aquarid sẽ xuất hiện và vì vậy tôi phải gắn P30 Pro của mình lên giá ba chân trực sẵn vì sẽ chẳng thể nào cầm nó để chờ đợi cả đêm bằng tay.

Tôi đã cài cài một ứng dụng có tên Intervalometer và dùng P30 Pro để chụp phơi sáng rồi đặt thời gian. Vào khoảng 4:33 sáng ngày 5 tháng 5, một thiên thạch Eta Aquarid mờ nhạt cuối cùng đã xuất hiện phía trên ngọn núi lửa đang hoạt động, núi Bromo, trong giờ xanh trước khi mặt trời mọc và chiếc P30 Pro toàn năng của tôi đã có thể chụp được nó! Tôi đã sử dụng ống kính góc cực rộng ở chế độ Pro (ISO 3200 và tốc độ màn trập 30 giây) để thực hiện công việc.

Ngôi sao sáng chói, gần Trung tâm Dải ngân hà thực sự là Sao Mộc. Ô nhiễm ánh sáng ở bên dưới do sương mù và những chiếc xe jeep đang trên đường lên đỉnh để đón ánh bình minh tuyệt đẹp.

Kết quả cũng khá nhiễu, nhưng đây không phải là vấn đề với tôi vì hầu hết các ảnh về thiên văn chưa được xử lý đều nhiễu. Vì vậy, tôi đã thử chụp 20 shot bằng P30 Pro và xếp chồng để giảm nhiễu và bạn có thể thấy kết quả bên dưới. Thật ngạc nhiên! 

So sánh giữa hình ảnh Milky Way bị nhiễu và đã được khử nhiễu khi chụp bằng Huawei P30 Pro.



Ngày 05 tháng 5 năm 2019 - Dải ngân hà phía trên Núi Bromo với Huawei P30 Pro - Đã khử nhiễu.


Hiện tại, thiên thạch Eta Aquarid mờ nhạt không có trong ảnh, bởi vì tôi đã sử dụng chế độ xếp chồng trung bình - một vật thể đang di chuyển và nếu chỉ nhìn trong một khung hình sẽ có khả năng biến mất. Bất kỳ vật thể nào mà không di chuyển hoặc di chuyển rất chậm thì nhìn thấy rõ.

Ngôi sao sáng chói gần trung tâm dải Ngân Hà chính là Sao Mộc. Ô nhiễm ánh sáng bởi sương mù và đèn từ những chiếc xe Jeep đang trên đường lên đỉnh để đón ánh bình minh tuyệt đẹp.

 

Eta Aquarid Meteor trên Mount Bromo với Huawei P30 Pro

  

Dải ngân hà phía trên núi Bromo với Huawei P30 Pro

 

 

 

Ngoài ra, tôi cũng thấy rằng nếu chụp ảnh kỷ yếu từ P30 Pro, kết quả cũng chấp nhận được. Nhưng để chụp một cách nghiêm túc, tôi vẫn thích sử dụng máy ảnh DSLR. 

 

Đôi nét về tác giả: Justin Ng là một nhiếp ảnh gia có tiếng đang sinh sống tại Singapore và từng dành nhiều giải thưởng quốc tế, facebook fanpage có hơn 408K like. Các ý kiến ​​thể hiện trong bài viết này chỉ là của Justin Ng.

Nhiều tác phẩm của anh đã được xuất bản trong các ấn phẩm như BBC, CNN, National Geographic, Yahoo!, Space.com, EarthSky và UniverseToday. Bạn có thể tham khảo thêm về nhiếp ảnh gia này trên trang web, FacebookTwitter, and Instagram. Bài viết này cũng đã được đăng ở đâyở đây.

Bắt đầu chỉ là một người chơi tự học nhiếp ảnh vào tháng 9 năm 2010, Justin Ng đã tích lũy kinh nghiệm chụp ảnh của mình từ vô số thể loại, đi tới nhiều sự kiện và địa danh. Những cố gắng nỗ lực của anh cuối cùng cũng được công nhận và có nhiều tác phẩm có mặt trong các nguồn tin truyền thông nổi tiếng thế giới như BBC, CNN, National Geographic, Yahoo!, Space.com, EarthSky, UniverseToday.

Justin năm trong danh sách 30 nhiếp ảnh gia hàng đầu châu Á của Signature Weddings và được Pixoto xướng danh một trong sáu nhiếp ảnh gia chụp phong cảnh hàng đầu thế giới hiện nay, anh đã được ghi danh là "Nhiếp ảnh gia của Canon EOS World 2013". Justin cũng là người góp phần xây dựng nội dung cho trang Space.com và SLR Lounge. Các bạn có thể tham khảo thêm về nhiếp ảnh gia này tại link web: http://www.justinngphoto.com

 

 

Ảnh và bài Justin Ng

Related Articles