Video hướng dẫn sử dụng bộ lọc ND cho phơi sáng ban ngày

Kính lọc giúp giảm cường độ sáng - Neutral density filter (viết tắt ND) là một công cụ tuyệt vời để cho ra những bức ảnh độc đáo trong điều kiện môi trường mà các nhiếp ảnh gia không thể phơi sáng lâu ví dụ như ánh sáng quá mạnh vào ban ngày. 

Kính lọc loại này có tác dụng làm giảm cường độ ánh sáng tới lens, theo đó sẽ giúp bạn có thể phơi sáng ngay khi trời đang nắng gắt chẳng hạn. Hướng dẫn video dài 7 phút dưới đây của Craig Roberts sẽ trình bày chi tiết tác dụng của loại filter này.

Hãy xem video của Craig để biết thêm chi tiết về cách sử dụng bộ lọc này và tạo nguồn cảm hứng cho lần chụp tiếp theo của bạn:

 >> Thủ thuật dịch phụ đề tiếng Việt cho mọi video trên Youtube 

Craig Roberts là nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh du lịch & phong cảnh, đồng thời cũng là người chuyên điều hành các hội thảo lớn. Anh thường chụp ảnh trong thành phố và đăng video về các mẹo, lời khuyên thú vị trên kênh YouTube của mình. Trong video, anh bắt đầu bằng cách nói về một bộ lọc mà nhiều nhiếp ảnh gia chuyên chụp phong cảnh thường có sẵn trong túi của mình, đó chính là polariser filter.

ND filter thường được sử dụng để giảm chói, tăng độ tương phản và cho màu sâu sắc hơn. Craig tiết lộ rằng nó cũng có thể được sử dụng như một bộ lọc cơ bản ND, cắt ánh sáng đến cảm biến bằng 2 Stop. 

 

 

Sau đó, Craig sử dụng bộ lọc ND 3 stop để chụp thác nước, bộ lọc ND 6 stop cho các sáng tạo chụp ảnh thành phố, ND 10 stop để “làm chậm” lại thời gian ban ngày khi phơi sáng 1 phút và ND cực tối 15 stop dành cho những lần phơi sáng dài 3-4 phút vào những ngày nhiều mây.

 

 

Khi mua kính lọc ND, bạn cần quan tâm nó sẽ làm giảm độ sáng đi bao nhiêu lần (tiếng anh gọi là Stop). Ví dụ giảm độ sáng 3 stop, trên kính lọc sẽ có ký hiệu 0.9ND hay 9ND. Có các loại kính lọc ND có thể lên tới 10 stops.

Các ký hiệu:

0.3 tương đương 1 stop
0.6 tương đương 2 stops
0.9 ~ 3 stops
1.2 ~ 4 stops
1.5 ~ 5 stops

Để tìm hiểu chi tiết về các loại kính lọc thông dụng trên thị trường Việt Nam thì mời xem thêm tại đây. Nếu bạn thích hướng dẫn của nhiếp ảnh gia này, mời theo dõi thêm trên kênh YouTube

 

Tham khảo Craig Roberts/Shutterbug


Comment

{fcomment}

Related Articles