Gần đây, Philips mới ra mắt mẫu màn hình 32-inch cho người dùng chuyên nghiệp với độ phân giải HDR và độ phủ 99% Adobe RGB: Dòng Philips Brilliance QHD LCD P-line 328P6AUBREB. Điều đáng chú ý là sản phẩm chỉ có giá hơn 11 triệu đồng (500 USD) tại Mỹ.
Melentijevic, người sáng lập Kolari Vision, mới chia sẻ loạt hình mở tung chiếc Sony a7R III ngay sau khi nhận hàng về. Chúng ta sẽ thấy được những gì bên trong camera đứng đầu bảng xếp hạng DxOmark với nhiều đánh giá tích cực.
Dustin Farrell, nhiếp ảnh gia kiêm nhà làm phim, đã dành chọn cả mùa hè để ‘đuổi theo’ các cơn giông bằng chiếc Phantom Flex 4K trị giá hơn 2,5 tỷ đồng (110.000 USD). Clip cho thấy vẻ đẹp tuyệt vời của giông bão trong chuyển động 1.000 fps, và sức mạnh ghi hình cực nhanh của chiếc máy quay tiền tỷ này.
Lightroom sở hữu một tính năng thú vị có lẽ ít người biết, đó là gợi ý người dùng tìm ra ống kính phù hợp hơn so với thiết bị hiện tại qua meta data. Trong trường hợp cá nhân của Joel Wolfson, tác giả chia sẻ bài viết này, Lightroom đã chứng minh rằng anh không cần tới ống kính 24-70mm. Chúng ta sẽ tìm hiểu xem cách khai thác những "gợi ý" từ Lightroom mà Joel làm ra sao nhé!
Adobe mới giới thiệu "Select Subject" - công cụ tách nền hoàn hảo nhất trên Photoshop từ trước đến nay, dù trong ảnh có một chủ thể hay cả một nhóm người thì cũng chỉ cần một cú nhấp chuột. Đoạn clip ngắn dưới sẽ giới thiệu sức mạnh AI của công cụ mới nhất này mà bất kỳ người dùng nào cũng sẽ cực kỳ thích thú.
Cùng 100 điểm trên DxOMark, Sony A7R III và Nikon D850 là hai mẫu máy full Ffame có cảm biến tốt nhất hiện nay. "Sony a7R III trải qua bài kiểm tra ISO ở điều kiện thiếu sáng và cho kết quả rất ấn tượng", đánh giá trên DxOMark.
Ống kính có "độ sâu trường ảnh mỏng như sợi tóc – f1.25 sẽ nổi bật người mẫu bằng độ nét cực cao trên phông nền mờ ảo". Đây là thành viên mới nhất của gia đình Noctilux, Leica Noctilux 50mm f/1.2, lần đầu ra mắt tại Photokina vào năm 1966. Mẫu lens được thiết kế cho dòng máy Leica M và sẽ có giá hơn 290 triệu đồng.
Mimi Choi là một nghệ sĩ hóa trang sống tại Vancouver đã thu hút được 0,5 triệu lượt follow trên Instagram, những người bị thu hút bởi những bức ảnh ảo giác lạ mắt của cô. Tất cả những ảnh chân dung mà cô đưa lên mạng trông giống như là sản phẩm từ Photoshop nhưng sự thực thì chúng hoàn toàn từ trang điểm.
Nữ nhiếp ảnh gia Jenna Martin đã thách thức khả năng của bản thân trong mảng chụp chân dung ở địa điểm 'xấu' và kết quả đã chứng minh một điều rằng, ảnh đẹp hay không, tất cả thuộc về kỹ năng người cầm máy.